Bulong liên kết là gì?

Là đoạn thép có tiết diện hình tròn có đường kính được kí kiệu là d. 

Thường sử dụng nhất là trong khoảng d = 20÷30 mm. Trường hợp đặc biệt với bu lông neo đường kính thân bu lông có thể lên tới 100mm.

Vòng đệm (long đen):

Có hình tròn để phân phối áp lực của êcu lên mặt kết cấu thép cơ bản.

Công Ty Bulong An Phát

Bu long Liên kết có bao nhiêu loại?

Bu long thô

Độ chính xác không cao nên khi ghép tập bản thép các lỗ không hoàn toàn trùng khít nhau, bu lông không thể tiếp xúc chặt với thành lỗ.Loại này được sản xuất từ thép Cacbon bằng cách rèn, dập. 

Bu long tinh

Bu lông tinh được chế tạo từ thép carbon, thép hợp kim thấp bằng cách tiện, độ chính xác cao. Đường kính lỗ không lớn hơn đường kính bulông quá 0,3mm. 

Khe hở giữa thân và lỗ bulông nhỏ => Liên kết chặt, biến dạng ban đầu của liên kết nhỏ, khả năng chịu lực cao.

Các hình thức tạo liên kết bu lông

1.Các hình thức cấu tạo của liên kết bu lông

Có 2 hình thức cấu tạo của bản thép cần tới sự liên kết bu lông là:

Liên kết ghép chồng (Số lượng bu lông thực tế cần tăng thêm 10%)

Liên kết ghép chồng 2 bản thép

Liên kết ghép chồng giữa thép góc và bản thép

Liên kết có bản ghép

Liên kết 2 bản ghép có sử dụng 1 hay 2 bản ghép (cần bố trí số lượng bu lông lên 10%)

Liên kết giữa 2 thép hình (không cần tăng số lượng bu lông lên 10% vì độ cứng của các cấu kiện là lớn)

2.Cách bố trí bu lông liên kết

Khi bố trí liên kết bu lông hãy lưu ý:

Nếu bố trí các bulong có khoảng cách gần quá, bản thép liên kết dễ bị xé đứt (phá hoại do ép mặt).

Nếu bố trí các bulong có khoảng cách xa quá, tốn vật liệu, liên kết không chặt chẽ, dễ bị gỉ, phần bản thép giữa 2 bulong không đảm bảo ổn định khi chịu nén.

Nên bố trí bulong có khoảng cách nhỏ nhất để tiết kiệm vật liệu, liên kết gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chịu lực

Leave Comments

0986.923.538
0986.923.538